Hải chiến Hoàng Sa là một trận hải chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Sau trận hải chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam bảo vệ và thực hiện chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm thuộc nhóm Bắc đảo. Vào giai đoạn này, Trung Quốc là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiến hành kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước.
Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo nhân dân đăng công hàm của Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa PHẠM VĂN ĐỒNG gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc.
Năm 1961, chính phủ VNCH ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của VNCH. Trong thời gian từ 1964- 1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, VNCH cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân VNCH tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc chiến tranh VIỆT NAM, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của VNCH tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.
Năm 1974, Bộ tư lệnh Hải quân VNCH quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân lực VNCH thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải Quân Trung Quốc và giao tranh xảy ra sau đó.
Tương quan lực lượng tham chiến:
-Phía VNCH có 4 chiến hạm HQ-16, HQ-10, HQ-5, HQ-4, một đại đội hải kích thuộc Hải quân VNCH, một số biệt kích hải quân và một trung đội địa phương đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.
-Phía Trung Quốc có 4 chiến hạm trực tiếp tham gia trận chiến là Liệp tiềm đĩnh số 274, số 271, tảo lôi hạm số 389, số 391. Sau khi trận chiến kết thúc, thì Liệp tiềm đĩnh số 282 và 281 mới đến tăng viện. Ngoài ra, Trung Quốc có hai tàu chở quân số 402 và số 407, lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, trinh sát.
Diễn biến:
Ngày 16 tháng 1 năm 1974, HQ-4 sau khi đưa một phái đoàn của quân lực VNCH thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và 407 của Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.
Sau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân vùng 1 Duyên hải Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng và cũng dùng quang hiệu yêu cầy phía VNCH rời lãnh hải Trung Quốc.
Ngày 17 tháng 1 năm 1974, HQ-4 đến Hoàng Sa đổ bộ một toán biệt kích hải quân va một đội hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ VNCH rút trở lên tàu. Cùng ngày Liệp tiềm đĩnh số 274 và 271 của Trung Quốc xuất hiện.
Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hãi quân VNCH bay ra Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.
Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm HQ-5 làm soái hạm cho cuộc hành quân và HQ-10. Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.
8 giờ 30 phút ngày 19 tháng 1, hai nhóm Biệt Hải của VNCH gồm 74 người đổ quân lên đảo Quang Hòa, bị một đại đội của Hải quân Trung Quốc tấn công. Cuộc giao tranh dẫn đến thương vong của Hải quân VNCH, các toán Biệt Hải được lệnh rút về HQ-5.
10 giờ 22 phút cùng ngày, 2 chiến hạm của phía VNCH là HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm, nổ súng trước vào các tàu chiến Trung Quốc đang neo đậu trong khu vực này. Các tàu Trung Quốc tích cực di chuyển và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm còn lại của VNCH là HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía Tây Nam.
Sau khoảng 20 phút giao chiến, HQ-10 bốc cháy tại chỗ, HQ-16 trúng đạn pháo phải rút chạy về phía Tây. Khu trục hạm HQ-4 và HQ-5 thương tích nhẹ chạy về phía Đông Nam. Các tàu Trung Quốc bị hư hỏng nặng, một tàu phải uỉ bãi, một tàu bốc cháy.
Đêm hôm đó, 3 chiến hạm VNCH bị hư hại được lệnh rút về căn cứ. Hộ tống hạm HQ-10 trong ngày 19 đã bị trúng đạn và bị chìm.
Hôm sau, 4 phi cơ MiG 21 và MiG 23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của VNCH trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của VNCH trên các đảo bị mất liên lạc.
Sau trận chiến, Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa đến ngày nay. Hoàng Sa đã nằm ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam. Hiện nay, nhà nước CHXHCNVN vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải trên biển Đông.
=>Trang chủ<=